Hướng Dẫn Cách Chiết Tách Cây Hoa Lan

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nhân giống lan bằng phương pháp chiết. Lan đơn thân và đa thân có cách chiết khác nhau, cần phải thực hiện đúng quy trình với từng loại. Hãy thực hiện theo các bước sau đây để đảm bảo đúng cách chiết tách cây hoa lan nhé !

Vì Sao Cần Chiết, Tách Cây Hoa Lan ?

Đối với những loài phong lan có tính sinh sản mạnh (ví như Đăng lan) , sau một thời gian cây sẽ cho ra rất nhiều cành, lúc này diện tích của chậu không đủ cho lan phát triển nữa, bạn phải thực hiên chiết tách bớt cành, sang chậu cho hoa.

Trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước ( hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.

Tách chiết hoa lan nhằm đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cây
Tách chiết hoa lan nhằm đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cây 
  1. Cách chiết, tách lan đa thân

Nhóm đa thân: sự sinh trưởng của nhóm cây này rất liên tục, sau những mùa tăng trưởng là các mùa nghỉ của cây. Giả hành của lan biến động và có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Nó còn được phân ra thành hai nhóm phụ dựa trên cách ra hoa.

Bước 1

Tưới nước cho giá thể trồng cây lan mẹ ướt đẫm, để cho ngấm vài phút rồi đặt chậu nằm ngang, kéo cả bụi lan ra ngoài chậu. Trong trường hợp rễ bám quá chặt, không được túm mạnh sẽ gây đứt rễ, dùng mũi dao khoanh xung quanh chậu sau đó mới léo bụi lan ra.

Bước 2

Rửa sạch bụi lan bằng nước nhiều lần để loại bỏ chất trồng cũ. Sau đó cắt bỏ đi phần rễ già, rễ hỏng, phần rễ tốt để lại cắt ngắn dài khoảng 5cm.

Bước 3

Làm sạch dao cắt bằng cách hơ qua lửa hoặc ngâm trong cồn 90 độ. Dùng dao tách bụi lan thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có tầm 2, 3 thân và 2,3 mầm ngủ. Sau khi cắt chiết lan dùng vôi để bôi vào vết cắt sẽ giúp vết cắt không bị thối.

Dụng cụ dùng để tác chiết hoa lan cần được xử lý để tránh mầm bệnh
Dụng cụ dùng để tác chiết hoa lan cần được xử lý để tránh mầm bệnh

Bước 4

Trồng lại cành lan vừa tách chiết vào chậu. Dùng thanh kẽm nhỏ để làm cây ty cắm vào chậu sau đó buộc thân cây lan vào thanh ty để cây lan không bị đổ. Lưu ý khi trồng đặt cây lan ở phần gần mép chậu và xoay hướng mọc vào trung tâm của chậu để sau nay lan mọc dần vào trong, chậu lan sẽ cân đối.

Bước 5

Đặt chậu lan vào chỗ mát, tưới ẩm và phun thuốc kích thích mọc rễ.

  1. Cách chiết lan đơn thân

Nhóm đơn thân: đây là nhóm mà thân cây sẽ phát triển theo chiều cao, dài và chúng cũng có hai nhóm phụ.

Bước 1

Cắt cành lan thành từng khúc dài khoảng 30 – 50cm (nên khử trùng dụng cụ bằng cồn hoặc thuốc sát trùng trước khi cắt). Chú ý cần chọn cây lan khoẻ mạnh, bộ rễ có nhiều tầng và đang phát triển tốt. Để lại phần gốc ít nhất 1-2 đôi lá và phần ngọn có từ 2 – 3 tầng rễ.

Bước 2

Xử lý đầu vết cắt bằng thuốc sát trùng và bôi keo liền sẹo. Sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000.

Bước 3

Trồng cành lan sau khi cắt vào chậu hoặc lên luống, để chỗ mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp, ánh nắng 40% – 50%. Tưới phun sương ngày 1-2 lần và phun kích rễ 1 lần/tuần.

Cây hoa lan sau khi tách chiết cần được treo ở nơi thoáng mát
Cây hoa lan sau khi tách chiết cần được treo ở nơi thoáng mát

Những lưu ý khi thực hiện chiết hoa lan

Thời vụ tốt nhất để tiến hành chiết hoa lan đó là vào mùa xuân (hoặc mùa mưa), thời tiết ấm áp, độ ẩm thuận lợi cho việc đâm chồi, mọc rễ

Chiết cành lan khi hoa đã tàn và cây đã trồng được 2-3 năm

Sau khi chiết lan cần chú ý chăm sóc, đặc biệt là việc sử dụng thuốc kích thích ra rễ. Tuy nhiên không được lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược, gây chết cho cây.

Trên đây là cách chiết hoa lan cho những ai đang muốn tìm phương pháp nhân giống lan đơn giản và tiết kiệm chi phí. Với từng bước cụ thể như trên, chắc hẳn bất cứ ai yêu lan cũng đều có thể áp dụng cho giò lan của mình và thu được kết quả như mong muốn.

Các bài viết khác