Rệp - Côn trùng gây hại trên cây lan

Bảo vệ, chăm sóc cây cảnh là sứ mệnh của VISINECO

Rệp son còn gọi là rệp sáp, tên thường gọi rầy lan, chủng loại đa dạng, nhưng đều dùng vòi hút nhựa lan. Rệp hại lan có rất nhiều loại, gây hại lớn có Diaspididae, rệp lan, Homoptera. Thân chúng nhỏ bé, màu đen xám, trắng sữa hoặc đen. Dài 1,2-    l,5mm, rông 0,25 - 0,5mm.

Mỗi năm vào tháng 5 - 6, ấu trùng nở từ trứng bò khắp nơi. Bò được khoảng 2 ngày thì nó cố định ở một nơi trên cây, chủ yếu ký sinh trên cuống giả hành, phiến lá, cũng có thể trên cuống lá và phần chất màng của gốc giả hành. Khi tìm thấy nơi ở ấu trùng liền tiết ra một chất sáp cứng để cố định mình, đồng thòi chọc vòi hút vào thân lan để hút nhựa.

Cây bị hại nhẹ thì trên phiến lá có đốm trắng nhỏ, phần này bị vàng đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây; nặng thì thành mảng bao phủ mặt lá, tiêu hoa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tác dụng quang hợp của cây, từ đó gây trở ngại cho sự sinh trưởng, phát dục của cây, cây không thể ra hoa bình thường, xuất hiện lá khô, rụng lá cho đến khi cây chết. Đồng thời các vết thương do rệp son gây nên dễ nhiễm virus, chất sáp của rệp dễ gây mốc đen.

 

Khả năng sinh sôi của rệp son khỏe, mùa xuân hè là mùa sinh sôi mạnh mẽ của chúng, tháng 5 - 9 chúng gây hại nghiêm trọng nhất, một năm có thể sinh sôi nhiều đời liên tiếp nhau. Chúng ký sinh và ẩn nấp, thường thì thuốc trừ sâu không thể thấm vào lớp vỏ sáp cứng của ấu trùng, phòng trừ chúng rất khó, một khi đã phát sinh cũng khó có thể diệt sạch. Khi hoa lan bị úng nước, trời nóng không thông gió thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.

Các bài viết khác