Những Vấn Đề Tôi Thắc Mắc Khi Nhân Giống Hoa Hồng Bằng Giâm Cành

Trong quá trình nhân giống hoa hồng bằng giâm cành hoặc chiết nhánh, tôi cũng đã có vài bài viết hướng dẫn cách thực hiện (Nhân giống hoa hồng bằng giâm cành hồng, Nhân giống hoa hồng leo bằng cách chiết cành). Tuy quá trình nhân giống tỉ lệ các cành hồng ra rễ cũng khá ổn, nhưng về cơ bản trong đầu tôi vẫn có câu hỏi: Quá trình hình thành rễ của cành hồng ở vị trí nhúng thuốc diễn ra thế nào, các yếu tố nào tác động đến quá trình ra rễ của cây hoa hồng khi giâm cành.

Các cành hồng giâm cành bắt đầu phát triển tược non sau khi ra chậu

Chỉ khi nào tôi hiểu thêm về 2 vấn đề này thì tôi mới tìm ra cách để nâng cao hơn nữa chất lượng cây hoa hồng giống trong quá trình giâm cành hồng.

 

Mẹo nhỏ khi giâm cành hoa hồng: thân cành giâm gỗ trẻ cần phải được thực hiện vào mùa xuân,  gỗ cứng cần phải được thực hiện trong mùa đông. Chiều dài của cành hồng giâm cành cũng phải tương thích với việc cành giâm là cành non hoặc cành già. Số lượng lá trên cành hồng giâm cành được giữ lại cũng tùy thuộc vào độ tuổi của cành giâm.

Khi nào lấy cành giâm cành hoa hồng là tốt nhất?

Vào sáng sớm là thời điểm tốt để cắt cành giâm hoặc ngay sau khi trời mưa. Điều này sẽ giữ cho cành hồng giâm cành không bị khô.

Khi giâm cành hoa hồng cần những điều kiện gì?

  1. độ ẩm không khí rất cao;
  2. cường độ ánh sáng thấp vừa phải;
  3. nhiệt độ không thay đổi;
  4. Giá thể giâm cành phù hợp;
  5. Bảo vệ khỏi gió, hạt mưa nặng, sâu bệnh.

Giâm cành hoa hồng nên giữ lại bao nhiêu nút?

Khi giâm cành hoa hồng, tôi thường cắt mỗi cành giâm có khoảng 2-3 nút lá.

Những vị trí có thể lấy làm cành giâm
Những vị trí trên cây hoa hồng có thể lấy làm cành giâm. Nguồn ảnh: sưu tầm

Các bài viết khác