BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY LAN VÀ CÁCH PHÒNG, BỆNH

Bảo vệ, chăm sóc cây cảnh là niềm vui của chúng tôi

BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY PHONG LAN

Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây

Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại là một trong những bệnh hại phổ biến trên phong lan. Bệnh thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium…
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây.

1. Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên lá. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.

2. Tác nhân gây bệnh
- Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại.

- Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

- Bệnh thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa.

- Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ rụng.


3. Biện pháp phòng trị
- Dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt.

- Phun thuốc phòng bệnh khi mới ra cây (cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh).

- Đối với cây bệnh nhẹ: cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.

- Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.
mate…

- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipo
* Lưu ý: Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và
đúng cách.

Các bài viết khác